Theo
Thạc sĩ Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng khoa kỹ thuật công nghệ, Chủ nhiệm đề
tài cho biết: “Nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, nhóm tác giả
có ý tưởng thiết kế và chế tạo ra một sản phẩm hữu ích cho cộng đồng.
Trong thời gian 3 ngày, nhóm đã lên ý tưởng và thiết kế cho ra sản phẩm
đầu tiên.
Máy
được thiết kế gồm 4 bộ phận chính: mạch điều khiển, các cảm biến, hệ
thống phun dung dịch, bình đựng dung dịch, vỏ thiết bị, giá đỡ và các
linh kiện điện tử khác.
Máy
vận hành dựa trên nguyên tắc hiện tượng cảm ứng. Khi người dùng đặt
lòng bàn tay vào phía dưới phần cảm ứng của máy, máy sẽ tự động kích
hoạt phun sương dung dịch sát khuẩn lên tay và chỉ trong 2-3 giây sau là
sát khuẩn xong, qua đó giúp người dùng tiết kiệm thời gian, tránh chạm
vào thiết bị để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Máy sát khuẩn tự động đã được đưa vào sử dụng tại Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Kon Tum
“Thạc
sĩ Nguyễn Minh Hoàng chia sẻ: “Hiện nay sản phẩm máy rửa tay sát khuẩn
tự động đã được một số cá nhân, tổ chức trong nước chế tạo thành công.
Tuy nhiên còn một số hạn chế về kỹ thuật như: Sử dụng vi mạch nên độ bền
không ổn định trong môi trường có độ ẩm cao, chưa có máy sát khuẩn tự
động có thể dử dụng cho số đông người thực hiện cùng lúc, cho nên nhóm
đã nghiên cứu hoàn thiện 2 sản phẩm, là máy sát khuẩn tay tự động dành
cho cá nhân (máy sự dụng cho lần lượt từng cá nhân một) và máy sát khuẩn tay tự động dành cho tổ chức, cộng đồng (máy sử dụng cho cùng lúc nhiều người). Chi
phí cho Máy sát khuẩn tay tự động dành cho cá nhân là 700.000đ/máy; máy
sát khuẩn tay tự động dành cho tổ chức, cộng đồng 4.000.000đ (đối với 5
vòi phun khử khuẩn).
Hai
sản phẩm nói trên được thiết kế có ưu thế nhỏ gọn, sử dụng nhanh chóng,
phù hợp với môi trường y tế, tiết kiệm được dung dịch và tránh tiếp xúc
với bề mặt, dễ thi công, lắp đặt, sử dụng. Có thể sử dụng Ắc quy (những nơi không có điện). Sản phẩm thử nghiệm đã nhận được phản hồi rất tích cực của người dùng.