Hội làm vườn Thái Bình - đẩy mạnh phát triển kinh tế VAC.

Đồng chí Khúc Văn Thịnh (thứ ba từ trái sang) thăm mô hình trồng chuối tiêu hồng theo hướng GAP
Hội Làm vườn đã tổ chức cho 1.500 lượt người tham quan,
học tập các mô hình sản xuất hiệu quả trong và ngoài tỉnh; phối hợp tổ chức 282
lớp tập huấn KHKT cho 22.000 lượt người tham dự; tuyên truyền chính sách pháp
luật của Đảng, Nhà nước, của tỉnh liên quan đến nông nghiệp, nông thôn; chỉ đạo
các cấp hội thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" năm 2012 với
nội dung tuyên truyền, động viên hội viên ứng dụng TBKT vào sản xuất theo hướng
an toàn sinh học, đi đôi với bảo vệ môi trường, phù hợp với tiêu chí xây dựng
nông thôn mới.
Trong năm, tình hình phát triển VAC của
Hội cũng đạt nhiều kết quả. Thực hiện phong trào trồng cây đầu xuân "Đời
đời nhớ ơn Bác", hội viên toàn tỉnh đã trồng được 1.023.704 cây, trong đó
có 386.109 cây lấy gỗ, 491.848 cây ăn quả, còn lại là các loại cây dược liệu,
cây cảnh…Nhiều hội viên mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi trồng các loại cây, con
truyền thống sang nuôi các loại con mới, con đặc sản có giá trị kinh tế cao
như: Cá lóc bông, ba ba, cá sấu, gà H'mông…. Nhìn chung, tình hình chăn nuôi
gia súc, gia cầm tương đối ổn định, các trang trại và gia trại tiếp tục được
củng cố, phát triển. Tổng đàn trâu, bò có 54,2 nghìn con, đàn lợn: 1.099 triệu
con; gia cầm 10,97 triệu con, tăng 18,5 %; giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt
2.178 tỷ đồng, tăng 5.98% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh có 690 trang trại chăn nuôi
theo tiêu chí, trong đó 53 trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Tổng diện tích nuôi
trồng thủy sản đạt 14,43 ha, tăng 975 ha so với năm 2011. Sản lượng thủy sản
ước đạt 105.5 nghìn tấn, tăng 16.9 %. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 972,4 tỷ
đồng, tăng 11.96%.
Thực hiện dự án khuyến nông của tỉnh,
năm 2012, Hội làm vườn đã ký hợp đồng thực hiện Dự án khuyến nông với Trung
ương Hội trồng 7,5 ha chuối tiêu hồng theo hướng GAP, trồng thâm canh 5 ha nhãn
chín muộn, đồng thời cũng tổ chức tập huấn, hướng dẫn các hội viên và hộ tham
gia mô hình kỹ thuật trồng, chăm sóc nhãn, chuối theo tiêu chuẩn… Qua đó, kiến
thức về thâm canh và chăn nuôi của hội viên được nâng lên rõ rệt. Nhiều hội
viên đã tự tin, mạnh dạn đầu tư vốn, mở rộng quy mô sản xuất VAC.
Năm 2012, tác động của thiên tai, dịch
bệnh trên gia súc, gia cầm ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của hội viên nói
riêng và phong trào phát triển kinh tế VAC nói chung. Đầu năm xuất hiện bệnh lở
mồm long móng trên đàn lợn của ba gia đình hội viên Hội Làm vườn huyện Đông
Hưng, song tỉnh Hội đã kịp thời chỉ đạo, phối hợp với các huyện hội, các ngành
chức năng khống chế kịp thời, không để dịch lây lan trên diện rộng. Cơn bão số
8 gây thiệt hại nặng nề cho các trang trại, phá hỏng nhiều cây trồng, chuồng
trại, vật nuôi. Ngay sau bão số 8, tỉnh Hội đã hướng dẫn, động viên hội viên
chủ động tu sửa chuồng trại, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch cho gia súc,
gia cầm, khôi phục và trồng nuôi mới các loại cây, con, nên hậu quả do thiên
tai sớm được khắc phục, hội viên sản xuất tập trung vào các mặt hàng phục vụ
thị trường Tết nguyên đán

Mô hình nuôi nhím theo quy mô trang trại tại xã An Bồi, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình
Đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế
VAC, Hội Làm vườn tỉnh Thái Bình đã xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu, điển
hình như trang trại tổng hợp có quy mô lớn của ông Liễn xã Trọng Quan, nuôi
16.000 gà thịt; trang trại ông Thành xã Đông Xuân duy trì 22.000 gia cầm, trang
trại của ông Thảo (Thái Thụy) nuôi hàng ngàn con cá sấu; trang trại anh Mạnh
(Thụy Duyên) trồng hàng ha thanh long ruột tím….Phong trào xóa bỏ vườn tạp cũng
xuất hiện nhiều hội cơ sở như Đông Hoàng, Đông Cường, Đông Dương (Đông Hưng);
Thụy Duyên (Thái Thụy)…đi đầu đưa các giống cây ổi, tre Bát Độ, tùng bò, bạch
đàn, hồng xiêm, chuối tiêu hồng... là những cây cho giá trị kinh tế cao vào sản
xuất tập trung.
Từ hiệu quả hoạt động, Hội Làm vườn tỉnh
Thái Bình năm qua đã tích cực củng cố công tác tổ chức hội, kết nạp thêm 235
người, nâng tổng số hội viên trong toàn tỉnh lên 31.250 người; 100% cơ sở hội
duy trì quản lý xây dựng quỹ hội với tổng quỹ toàn tỉnh lên đến 1.500 triệu đồng, 275 cơ sở hội
có quỹ…
Phát
huy kết quả hoạt động, năm 2013, Hội Làm vườn tỉnh Thái Bình tiếp tục đẩy mạnh
phong trào phát triển kinh tế VAC, phấn đấu 100% diện tích vườn ao chuồng được
cải tạo, trong đó 90% diện tích đưa vào thâm canh có hiệu quả kinh tế cao. 70%
cơ sở hội tổ chức được các hoạt động dịch vụ kinh tế VAC đáp ứng yêu cầu sản
xuất của địa phương. Mỗi cơ sở ở các huyện hội xây dựng từ 2 – 3 mô hình sản
xuất VAC giỏi đồng thời đẩy mạnh việc thành lập các câu lạc bộ chăn nuôi, câu
lạc bộ cây cảnh và câu lạc bộ những người làm vườn, tiếp tục áp dụng TBKT đưa
các giống cây, con cố giá trị cao vào
sản xuất.