Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV: Thảo luận trực tuyến công tác phòng, chống tội phạm và dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến
Ngày: 05/05/2022
Sáng ngày 24/10, dưới dự điều hành của đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV tiếp tục thảo luận trực tuyến về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 và dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Báo cáo tại cuộc họp Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc cho biết: Thực tiễn triển khai Luật ban hành văn bản QPPL cho thấy, pháp luật đã quy định tương đối đầy đủ, hoàn thiện về việc phổ biến, thông tin, truyền thông về chính sách tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng, thi hành VBQPPL. Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động thông tin, phổ biến, truyền thông về chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả; việc lấy ý kiến đề nghị xây dựng chính sách và dự thảo VBQPPL chủ yếu thực hiện đăng trên Cổng/Trang thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương, hiệu quả còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác PBGDPL chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng pháp luật, cụ thể là chủ yếu thực hiện phổ biến, tuyên truyền đối với các VBQPPL mới được ban hành.Thực tiễn này đã và đang tạo ra khoảng trống đối với hoạt động truyền thông, phổ biến các chính sách có tác động lớn đến xã hội từ sớm, từ xa, ngay từ khâu lập đề nghị và soạn thảo VBQPPL một cách đồng bộ, bài bản, hiệu quả… Sự thiếu hụt này đã ảnh hưởng đến chất lượng soạn thảo VBQPPL nói chung và trách nhiệm giải trình, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo VBQPPL của các cơ quan chủ trì soạn thảo nói riêng; làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính công khai, minh bạch của văn bản, giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách sau khi được ban hành.

 

Vì vậy, việc xây dựng, tổ chức thực hiện Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” là rất cần thiết và cấp bách.

Góp ý về một số nội dung của dự thảo Đề án, đồng chí Đỗ Thị Thanh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ Vấn đề chung về xây dựng pháp luật nhấn mạnh đến phạm vi thực hiện Đề án là phù hợp với quy định của Luật Ban hành VBQPPL. Theo đồng chí Đỗ Thị Thanh Hương, Đề án góp phần vô cùng quan trọng nhằm tạo sự đồng thuận đối với chính sách của người dân, doanh nghiệp. Đồng chí cũng góp ý cụ thể đối với tên gọi, nhiệm vụ và giải pháp, tổ chức thực hiện… của Đề án.

Còn theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính Nguyễn Quỳnh Liên, truyền thông là một vấn đề mới, chưa được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật hiện hành nhưng lại gắn kết chặt chẽ trong quá trình xây dựng VBQPPL. Vì vậy, nội dung của Đề án cần xác định rõ về trách nhiệm của các cơ quan, phạm vi thực hiện Đề án... Đối với thời điểm truyền thông, Phó Vụ trưởng Nguyễn Quỳnh Liên cho rằng cần xác định hoạt động truyền thông diễn ra thông suốt từ khi tổ chức lấy ý kiến lập đề nghị cho đến khi Dự thảo văn bản pháp luật được thông qua và ban hành.

 

Sau khi nghe các ý kiến dự họp, Bộ trưởng Lê Thành Long đã cho ý kiến chỉ đạo cụ thể đối với tên gọi, cơ sở pháp lý, phạm vi, thời điểm bắt đầu của Đề án. Bộ trưởng cũng đề nghị rà soát kỹ lưỡng lại nội dung liên quan đến Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; yêu cầu cố gắng làm rõ nội hàm truyền thông, lưu ý vấn đề xử lý khủng hoảng truyền thông…

Dự họp tại điểm cầu Thái Bình có đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; các vị đại biểu Quốc hội tỉnh; đại diện một số sở, ngành.

Tại phiên thảo luận đã có trên 40 lượt ý kiến phát biểu, tranh luận. Các đại biểu cơ bản tán thành với những nội dung đã nêu trong các báo cáo. Các ý kiến nêu rõ, năm 2020 và 9 tháng năm 2021 đất nước bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, trong bối cảnh đó Đảng, Nhà nước, Quốc hội, MTTQ Việt Nam, các ngành, đoàn thể và nhân dân đã triển khai thực hiện rất nhiều hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại an ninh quốc phòng và đạt được những kết quả quan trọng. Bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị Chính phủ cần phân tích, làm rõ những số liệu trên cơ sở so sánh với năm trước, từ đó xác định nguyên nhân chủ quan, khách quan để đánh giá thực chất hơn những kết quả đạt được và có giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa các tồn tại, hạn chế đã chỉ ra trong các báo cáo. 

Các đại biểu bày tỏ lo lắng trước sự gia tăng của một số loại tội phạm như mại dâm, ma túy, an ninh mạng… và đề nghị làm tốt việc giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cho mọi người, nhất là với thanh thiếu niên; đẩy mạnh tuyên truyền phòng, chống tham nhũng; xử lý nghiêm các vụ việc tham nhũng, tham ô. 

Các đại biểu cũng đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát các vấn đề cử tri, xã hội quan tâm về mua bán trang thiết bị y tế, đấu thầu các dự án lớn, vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19…

Các đại biểu cơ bản tán thành sự cần thiết tổ chức phiên tòa trực tuyến nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của tòa án trong công tác xét xử, cụ thể hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác xét xử, hướng tới xây dựng Tòa án điện tử. 

Các đại biểu cũng tập trung thảo luận về phạm vi, các nguyên tắc cơ bản của phiên tòa trực tuyến và cho rằng việc ban hành Nghị quyết phải bảo đảm thực hiện đúng các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp và xây dựng xã hội số; bảo đảm quyền con người, tính nghiêm minh, khách quan, đúng pháp luật và trật tự tôn nghiêm; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng. 

Các đại biểu đề nghị Quốc hội thực hiện thí điểm tổ chức phiên tòa trực tuyến sau đó tổng kết, rút kinh nghiệm rồi mới tổ chức trong cả nước. Ngành Tòa án phải bảo đảm cơ sở vật chất đồng bộ, có hướng dẫn cụ thể để tổ chức phiên tòa trực tuyến hiệu quả.

Đại biểu các sở, ngành liên quan tham dự phiên thảo luận trực tuyến.

Tại phiên họp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Thanh tra Chính phủ đã phát biểu tiếp thu ý kiến, giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu đã tham gia thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, trí tuệ vào các báo cáo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chuyển bản gốc băng ghi âm, báo cáo tổng hợp đến các cơ quan để tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội trong tổ chức thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ; đồng thời nghiêm túc nghiên cứu ý kiến của các đại biểu để đưa vào các nghị quyết có liên quan. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan tiếp thu, chỉnh lý để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, có báo cáo tiếp thu giải trình đầy đủ trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết vào cuối kỳ họp.

 

Cũng tại cuộc họp, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận và Bộ trưởng chỉ đạo đối với các nội dung trong công tác chuẩn bị Phiên họp thứ nhất Hội đồng đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương về thời gian, địa điểm, nội dung phiên họp… Đồng thời, cho ý kiến đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp