Về Phong Châu (Đông Hưng) hôm nay, chúng tôi cảm nhận rõ sự thay đổi của miền quê này. Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa đều được xây dựng khang trang. Những con đường được mở rộng, trải nhựa, bê tông sạch sẽ, nối thôn nọ với thôn kia, hai bên là hoa, cây xanh, điện chiếu sáng bảo đảm tiêu chí sáng, xanh, sạch, đẹp.
Trong khi chờ Luật Đất đai sửa đổi, tạo điều kiện cho sản xuất tập trung quy mô lớn, những chính sách linh hoạt, cách làm riêng của tỉnh Thái Bình là hướng đi đột phá cho nền nông nghiệp hiệu quả.
Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Thái Bình đã phát triển được 112 sản phẩm OCOP, trong đó có 48 sản phẩm 4 sao, 64 sản phẩm 3 sao. Sau thời gian triển khai, với những cách làm linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, chương trình OCOP đã thực sự thổi làn gió mới làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp của các doanh nghiệp, HTX, người dân, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới ở mỗi địa phương.
Chính phủ đã có Nghị quyết 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Huyện Quỳnh Phụ có 16 xã đăng ký lắp hệ thống đèn điện theo chương trình “Thắp sáng đường quê” với tổng chiều dài được phê duyệt 154.401m. Cùng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của chính quyền địa phương và sự đồng thuận, ủng hộ của người dân, huyện Quỳnh Phụ có cơ chế hỗ trợ 10 triệu đồng/1km, nhờ đó đến nay nhiều tuyến đường quê đã được thắp sáng.