Thái Bình: Tập huấn kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn và kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải nông nghiệp.
Ngày: 04/08/2022
Sáng ngày 26 tháng 12 năm 2012, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (Green ID) tổ chức Tập huấn kỹ thuật canh tác giống lúa chịu mặn và kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế thải nông nghiệp cho 60 hộ dân xã Nam Cường, Tiền Hải, Thái Bình. Tham dự có TS. Trần Duy Khanh - Chủ tịch Liên hiệp hội, đại diện Ban Tổ chức GreenID cùng đại diện các sở, ngành trong toàn tỉnh.

Tại lớp tập huấn, các hộ dân được tập huấn về phương pháp canh tác thử nghiệm giống lúa chịu mặn, thảo luận về đặc trưng của giống lúa này trên các phương diện: đặc điểm thổ nhưỡng, sinh trưởng, sâu bệnh… Giống lúa chịu mặn M4, M12, M15 là giống lúa thuần đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc và khảo nghiệm từ năm 2010. Giống lúa này chịu rét tốt, không nhiễm rầy nâu, đạo ôn, bạc lá. Năng suất trung bình đạt trên 55 tạ/ha…Đây là giống ngắn ngày nên có thể cấy 2 vụ/năm. Lần đầu tiên, Thái Bình đưa giống lúa này vào sản xuất thử nghiệm trên đồng ruộng, vì vậy, kế hoạch triển khai nhằm nhân rộng mô hình sản xuất và tiêu chuẩn lựa chọn mô hình tham gia chương trình cũng được nhấn mạnh, lưu ý.

Ngoài ra, tham gia lớp tập huấn, các hộ dân còn được tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp ủ phân vi sinh từ rơm, rạ…kết hợp chế phẩm sinh học để bón cho cây trồng.

 

Phạm Thị Thu Hòa (thứ 2 từ trái sang)- GĐ. Trung tâm KCT hướng dẫn bà con cách ủ phân hữu cơ vi sinh.

Dự án "Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro thiên tai, cải thiện nước sạch và sinh  kế " do Tổ chức Mercy Relief (Singapore) tài trợ.

BBT