Liên hiệp Hội Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ
Ngày: 07/12/2022
Đây là ý kiến của UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tại buổi làm việc của Đoàn công tác Ban chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23 ngày 12/3/2003 của BCH TW khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (NQ23).

Buổi làm việc vừa diễn ra sáng nay tại trụ sở Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) 53 Nguyễn Du, Hà Nội.

tm-img-alt

UVTW Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà và Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng chủ trì buổi làm việc

Theo báo cáo đánh giá của LHHVN tại buổi làm việc, Qua 20 năm triển khai thực hiện NQ23, nhờ phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, LHHVN đã đạt được những kết quả công tác to lớn, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức KH&CN nước nhà, được Đảng, Nhà nước đánh giá cao. Nhiều nhà khoa học tiêu biểu đã được Đảng, Nhà nước vinh danh là Anh hùng Lao động, được tặng thưởng nhiều Huân chương cao quý. Trí thức trong hệ thống LHHVN một lòng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, luôn tâm huyết đóng góp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc.

Số hội thành viên, tổ chức KHCN tham gia vào hệ thống LHHVN ngày càng tăng. Bộ máy tổ chức làm việc ngày càng chuyên nghiệp hơn. Công tác xây dựng Đảng trong hệ thống ngày càng được củng cố và quan tâm.

tm-img-alt

TTK LHHVN Nguyễn Quyết Chiến trình bày Dự thảo báo cáo thực hiện NQ 23 của LHHVN

Là thành viên tích cực của MTTQVN, trí thức trong hệ thống LHHVN luôn phát huy tích cực vai trò và thế mạnh của mình trong các hoạt động giám sát và PBXH; tham gia tôn vinh các tập thể và cá nhân có thành tích trong các hoạt động sáng tạo KH&CN; tích cực tham gia các phong trào do MTTQVN phát động như tham gia các hoạt động ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lũ lụt, dịch bệnh, khó khăn, hưởng ứng Ngày vì người nghèo, Quỹ phòng chống Covid-19…

Trí thức trong hệ thống LHHVN đã tham gia và có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển KT-XH, bảo vệ quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo… Thông qua các hoạt động chuyên môn như truyền thông và PBKT, TVPB&GĐXH; XHH các hoạt động KH&CN, BVMT, phát triển cộng đồng, giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phổ biến pháp luật, nâng cao năng lực và bảo vệ người yếu thế, góp phần phát triển cộng đồng và giảm nghèo bền vững…

tm-img-alt

Nguyên Phó Chủ tịch LHHVN Phan Tùng Mậu phát biểu

Tuy nhiên, theo ý kiến của một số đại biểu tham dự buổi làm việc, hành lang pháp lý cho việc thành lập, phát triển và hoạt động của các tổ chức quần chúng nói chung, của LHHVN và các hội thành viên nói riêng còn chưa hoàn chỉnh, vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong hoạt động. Ngân sách nhà nước cấp và hỗ trợ cho các tổ chức hội còn rất khó khăn.

Một số cơ chế, chính sách của Đảng đối với trí thức nói chung và với LHHVN chưa được thể chế hóa hoặc thể chế hóa chưa đồng bộ dẫn đến những khó khăn trong quá trình hoạt động, như: Cơ chế và chính sách tài chính; Nghị định tổ chức và quản lý hoạt động hội; các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao; quy định việc đặt hàng của Đảng và Nhà nước trong nhiệm vụ TVPB&GĐXH.

Hành lang pháp lý để các hội nghề nghiệp thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao phù hợp với năng lực của các hội, đặc biệt là các dịch vụ công vẫn chưa được hoàn thiện; còn thiếu những chính sách động viên và phát huy tiềm năng của trí thức và hội của trí thức tham gia giải quyết những vấn đề quan trọng của quốc gia...

Biên chế, chế độ, chính sách của công chức, viên chức của bộ máy tham mưu, giúp việc LHHVN ở TW và địa phương chưa xác định rõ vai trò, vị trí trong hệ thống chính trị nên còn gặp không ít khó khăn trong hoạt động và áp dụng chính sách.

Mối quan hệ và sự gắn kết trong khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức chưa thực sự rõ ràng và chưa phát huy được tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc…

tm-img-alt

Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng phát biểu

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng đã ghi nhận, cảm ơn các đại biểu đã có những ý kiến đóng góp sâu sắc, tâm huyết và đầy trách nhiệm. Chủ tịch LHHVN Phan Xuân Dũng đề nghị:

Các cơ quan chức năng cần ban hành Nghị quyết mới thay thế NQ số 23-NQ/TW để bổ sung các quan điểm chỉ đạo của Đảng về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo tinh thần NQ Đại hội XIII của Đảng, nhằm tiếp tục củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển phồn vinh, hạnh phúc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Theo Chủ tịch Phan Xuân Dũng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo ban hành các chủ trương, chính sách, đề án cụ thể để tiếp tục củng cố, phát triển vững chắc nền tảng liên minh công nhân - nông dân - trí thức, trong đó có đội ngũ trí thức KH&CN và bộ máy của tổ chức đại diện cho đội ngũ trí thức KH&CN nước nhà.

Đồng thời, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đề nghị các cơ quan chức năng sớm xem xét, cho ý kiến đối với Đề án về tổ chức bộ máy, hoạt động của LHHVN;  thể chế hóa kịp thời các chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc như cơ chế tài chính, chế độ chính sách đối với cán bộ của các hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, nhất là các hội là tổ chức chính trị - xã hội và hội có đảng đoàn; quy định cụ thể việc đặt hàng của Nhà nước về hoạt động TVPB&GĐXH; cơ chế chuyển giao một phần dịch vụ công đối với các hội có đủ điều kiện và năng lực thực hiện; cơ chế để các hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức tham gia phát triển KT-XH của đất nước.

Ngoài ra, Chủ tịch Phan Xuân Dũng mong muốn Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng Luật của khóa XV đối với 02 dự luật Phổ biến kiến thức và Luật kỹ sư hành nghề chuyên nghiệp; xác định rõ, phân loại các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao; quy định việc đặt hàng của Đảng và Nhà nước đối với LHHVN trong nhiệm vụ TVPB&GĐXH…

tm-img-alt

Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu kết luận

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá cao báo cáo chuẩn bị của LHHVN rất đầy đủ, khái quát toàn bộ kết quả 20 năm thực hiện NQ23. Các ý kiến đã làm sâu sắc thêm các kết quả đạt được; đồng thời nêu một số vấn đề cơ bản, quan trọng.

Theo Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà, qua báo cáo và ý kiến của các đại biểu, Đoàn công tác Ban chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện NQ 23 ghi nhận một số nội dung cơ bản mà LHHVN đã đạt được sau 20 năm triển khai NQ23.

Một là, Đảng đoàn LHHVN đã nghiêm túc quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc NQ 23, gắn việc thực hiện NQ 23 với NQ27, NQ 20 và đặc biệt là Chỉ thị số 42. Vì thế, tạo ra yêu cầu chất lượng, hiệu quả trong quá trình đánh giá 20 năm thực hiện NQ23, là thành công.

Hai là, LHHVN đã thành công trong thực hiện NQ23. Tác động của NQ23 đã lan tỏa, toàn diện trên Tất cả lĩnh vực hoạt động của LHHVN. Trong đó, thể hiện một số điểm nhấn. Đó là:

Đến nay, chúng ta không ngừng củng cố, tăng cường, phát triển tổ chức hội vững mạnh, 63 tỉnh, thành đều có tổ chức hội. So với các tổ chức hội do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ thì đây là tổ chức hội hoạt động hiệu quả nhất, chất lượng nhất; là tổ chức hội được đảng ủy, chính quyền địa phương quan tâm sâu sắc nhất. Sau này phải xây dựng được mối quan hệ, bảo đảm sự gắn kết, liên thông, đồng bộ hơn giữa tổ chức Hội ở Trung ương và địa phương, khi đó sẽ phát huy vai trò tốt hơn của tổ chức hội.

LHHVN đã thu hút 3,7 triệu hội viên, trong đó 2,2 triệu trí thức, là lực lượng đông đảo và quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và là vấn đề cốt lõi, cơ bản để khẳng định: Chúng ta xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, trên nền tảng liên minh công nông, giữa giai cấp công nhân – nông dân với đội ngũ trí thức, trong đó đội ngũ trí thức là một trong những lực lượng quan trọng, có tính chất quyết định trong liên minh công nông, trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Ba là, nội dung và phương thức hoạt động đã có nhiều đổi mới, thiết thực hơn, lan tỏa trên tất cả các tầng lớp, các giới, toàn xã hội. Đã tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH rất rõ nét, đặc biệt là từ khi NQ 23 được ban hành.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà, LHHVN đã có những kết quả nổi bật như: Phát huy được lực lượng trí thức cho tư vấn, phản biện, giám định XH, đề xuất cho Đảng và Nhà nước rất nhiều chính sách về KHCN. Điều này đã được Đảng và Nhà nước thừa nhận; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về KH&CN đã làm rất tốt; nghiên cứu khoa học và XHH lĩnh vực hoạt động KH&CN, phát triển bền vững là rất rõ; tổ chức được nhiều phong trào, khơi dậy phong trào chung của các tầng lớp nhân dân để cùng tham gia phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo; đã làm tốt vấn đề tôn vinh trí thức, dù chưa nhiều song thời gian qua có nhiều danh hiệu, hình thức tổ chức tôn vinh, ghi nhận công lao của độingũ trí thức, tạo sự lan tỏa ra xã hội.

Có thể nói, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động đã được khẳng định rất rõ sau 20 năm thực hiện NQ 23 và Chỉ thị 42 cùng các NQ mà Đảng đề ra. NQ 23 đối với LHHVN đã thành công, đóng góp vào thành công chung trong tham gia vào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sự gắn kết bền chặt của khối liên minh công – nông và đội ngũ trí thức.

tm-img-alt

Các đại biểu tham dự buổi làm việc chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn công tác

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Phạm Thị Thanh Trà cho rằng, còn một số hạn chế mà các đại biểu đã gợi mở nhiều vấn đề. Trong đó, có mấy ý Đoàn công tác Ban chỉ đạo tổng kết 20 năm thực hiện NQ 23  sẽ nghiên cứu, tiếp thu.

Một là, phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế chính sách để tập hợp, đoàn kết và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức trong giai đoạn mới, như trách nhiệm của Đảng đoàn thế nào? đó là vấn đề quan trọng, mang tính quyết định. Tới đây, ở góc độ quản lý nhà nước, cũng phải thay đổi để nhìn nhận đầy đủ và toàn diện hơn. Khi xác định vị trí việc làm hay biên chế, cải cách chính sách tiền lương, cũng phải tính rạch ròi là anh làm lãnh đạo thì hưởng lương lãnh đạo, anh làm nghiên cứu khoa học thì hưởng theo vị trí việc làm thay vì đánh đồng như hiện nay.

Hai là, tập trung để củng cố, tăng cường phát triển tổ chức Liên hiệp Hội tốt hơn.

Ba là, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hội nhằm phát huy vị thế, vai trò, tiềm năng,  sức mạnh của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ.

Bốn là, tập trung quan tâm chăm lo tốt hơn, toàn diện hơn, đầy đủ hơn đối với đội ngũ trí thức; làm rõ được vai trò,  vị trí vị thế của đội ngũ trí thức; tạo môi trường sáng tạo cho đội ngũ này; có chế độ đãi ngộ tốt hơn; phát hiện, đào tạo,  sử dụng, trọng dụng đội ngũ trí thức để ngang tầm vị thế, vai trò và tiềm năng của lực lượng này.

LHHVN là tổ chức chính trị - xã hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ. Do đó, Nhà nước phải có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ bằng nguồn ngân sách, nhưng phải cụ thể các nhiệm vụ được giao là gì, năm nay LHHVN được giao bao nhiêu sản phẩm... Muốn vậy, Bộ Tài chính cũng phải nghiên cứu vấn đề này. Nếu không sẽ rất khó cho các tổ chức hội hoạt động, nhất là những tổ chức chính trị - xã hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ như LHHVN – Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói./.